Growth Designer là gì?

Growth Design không hề mới, nhưng trong vài năm trở lại đây, Growth Design càng được các designer trên thế giới nhắc đến nhiều hơn. Điều này xuất phát từ việc họ dần cảm thấy bản thân mình cần phải đóng góp được nhiều hơn cho sản phẩm ở khía cạnh business, chứ không chỉ tập trung vào người dùng

Vì sao Designer cần phải quan tâm đến Growth?

Bạn có thường nghe các câu hỏi sau:

  • Giá trị business của design là gì?
  • ROI (Return on Investment) của design đo đạc thế nào?
  • Design tốn kém thời gian mà hiệu quả không thật sự rõ ràng
  • Vì sao design cần phải đóng góp ý tưởng cho Business, Product?
  • Design chỉ cần thực hiện theo yêu cầu của Business là được.

Để trả lời được câu hỏi trên, design cần phải thật sự tạo được “impact” đến business. Design không chỉ có mục tiêu (goals) đáp ứng cho người dùng, design cần phải đo lường (measure) được mức độ thành công (success), về hiệu quả đối với business sau khi design được implement. Khi đó, designer mới thật sự chứng minh được giá trị công việc của mình.

Hay như một vấn đề khác

Trong một Product team, số lượng Designer thường ít hơn số lượng developer, engineer

Khi bạn làm design đủ lâu, bạn sẽ nhận ra một thực tế rằng khi apply vào một công ty, bạn sẽ hi vọng, hay thậm chí cầu may rằng mọi người ở công ty này, sếp của bạn ở công ty này, các PM, PO, Marketer, CEO… sẽ hiểu được design là một công việc quan trọng, sẽ hỗ trợ design có được resource cần thiết, thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. Số công ty như thế có lẽ không nhiều, mà thậm chí là nếu có, thì thường chỉ có vài người ở công ty có được suy nghĩ như thế

Ngược lại, vị trí developer không cần phải hô hào nhưng bất cứ ai trong công ty cũng đồng ý công việc của họ quan trọng như thế nào. Mọi người đều đồng ý rằng, developer đóng góp những giá trị rất lớn cho sản phẩm.

Thử nghĩ xem, không có engineer code thì làm sao có app để release? Không có designer, PO vẫn có thể lên wireframe và engineer vẫn có thể code!
Như vậy, Growth Design chính là một mindset để giúp designer chứng minh được giá trị của mình một cách cụ thể và rõ ràng hơn, bằng cách tận dụng lợi thế hiểu rõ nhu cầu của người dùng kết hợp với một số kỹ năng về Growth để thiết kế ra các trải nghiệm có ý nghĩa cho người dùng và giúp sản phẩm đạt được các Business Goals cần thiết, tạo nên những giá trị lớn hơn cho công ty, tổ chức và cả người dùng sản phẩm.

Các kỹ năng của Growth Designer

Nói một cách đơn giản, Growth Design vẫn bao gồm các kỹ năng cần thiết của Product Designer như: UI Design, kiến thức về product, UX design nhưng bổ sung thêm một số kỹ năng quan trọng sau:

  • Strategic thinking cho product
  • Phân tích data (data analysis)
  • Business Understanding và User Empathy

Rộng hơn, những kỹ năng này giúp Growth Designer hiểu hơn về cách Business vận hành, dễ dàng liên kết mục tiêu khi thiết kế với các mục tiêu về phát triển của công ty

1. Strategic Thinking với Competitive Research

Competitive research không có gì mới mẻ với mọi người. Tuy nhiên, khi designer thực hiện competitive research, họ thưởng có xu hướng chỉ nghiên cứu về UI, tính năng của app đối thủ. Điều này khiến designer quá tập trung vào thiết kế mà không nhìn thấy khía cạnh rộng hơn về business, về chiến lược của một sản phẩm.

Khóa học Growth Designer sẽ giúp bạn thực hiện Competitive Research với những khía cạnh khác nhau của Business, qua đó giúp bạn định hình được chiến lược thiết kế cho sản phẩm của mình bằng các case study thực tế.

2. Sử dụng data analytics, hiểu user behavior để tìm ra cơ hội và giải pháp

Designer tiếp cận data với góc nhìn khác một chút. Đó là bạn có khả năng nhìn thấy behavior của người dùng trong data. Đây chính là lợi thế vì với hiểu biết của mình qua qualitative research cùng với những số liệu data cung cấp, bạn có thể dự đoán và hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng. Vì vậy, là một growth designer, bạn cần phải sử dụng thật hiệu quả data tracking, data log kết hợp với các insights thu thập được từ user research.

Designers have the ability to see human behavior in data.

Hơn thế nữa, thông qua data analytics, designer có thể thiết lập metrics cụ thể hơn cho thiết kế của mình, thay vì chỉ là những metrics chung của cả sản phẩm như Conversion rate hay Retention. Lúc này, designer đã có thể measure được rõ ràng hơn công việc của mình.

3. Business empathy: có được tiếng nói chung với business và chứng minh giá trị của design

Khi một designer không chỉ hiểu rõ về user behavior, mà còn thấu hiểu được các quyết định của business, họ sẽ thiết kế được những giải pháp phần nào giải quyết được những vấn đề không chỉ của user, mà còn là vấn đề của công ty, của tổ chức.

Không chỉ thế, những giải pháp của designer còn có thể có tính đột phá cao. Designer sẽ có tiếng nói hơn trong một tổ chức. Họ đưa ra quyết định một cách khách quan và có chiến lược cụ thể chứ không còn là những quyết định có phần cảm tính hoặc thiếu sự chắc chắn.

Sự khác nhau về inputs giữa Product Design và Growth Design

Cách dễ nhất để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể so sánh sự khác nhau giữa các dữ liệu, thông tin đầu vào mà designer sẽ sử dụng khi thiết kế

Product Designer

Product Designer sử dụng các thông tin, hiểu biết về user thu thập được qua user interview hoặc user research, sử dụng data về behaviour của user thông qua tracking. Ngoài ra Product Designer còn phải dựa trên các objective của Product và khả năng thực thi của Tech để thiết kế nên một tính năng, một giải pháp phù hợp.

Các Senior Product Designer cũng kết hợp thêm các yêu cầu từ business, lựa chọn giải pháp tối ưu để thiết kế nên sản phẩm, tuy nhiên, đôi khi chính các designer cũng cảm thấy việc cân nhắc thêm các yêu cầu của business sẽ tạo nên sự thỏa hiệp trong thiết kế (compromise), họ phải lựa chọn giữa "tốt cho user" với "đáp ứng yêu cầu của business" dẫn tới hi sinh đi một số giá trị, trải nghiệm.

Growth Designer

Có phần tương tự như Product Design, tuy nhiên Growth Designer mở rộng thêm input từ Business, Strategy Objective để không chỉ ship Product Features mà còn đảm bảo thiết kế giúp đạt được Business Goals của công ty

Growth design có phải là tương lai không?

Công việc thiết kế vốn dĩ đã có quá nhiều title, tên gọi. Từ UI UX Designer đến Product Design, Service Design và bây giờ lại là Growth Design. Liệu Growth Design có thật sự tồn tại không hay lại là một tên gọi khác chỉ mang tính chất trending?

Để có được câu trả lời chính xác thì sẽ cần thêm thời gian. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra (2023) khi các công ty công nghệ lớn đang liên tục layoff. Các Investor và quỹ đầu tư lớn ngừng rót vốn cho startup đốt tiền, dẫn đến các công ty này phải tìm ra một mô hình kinh doanh bền vững hơn nhắm cố gắng tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm, thay vì phải tiếp tục lao vào cuộc chiến burn tiền, mã giảm giá. Điều này dẫn đến một thực tế rằng các lãnh đạo của các công ty đang tìm kiếm những giải pháp sản phẩm có tính lâu dài, tạo được giá trị thật và mang lại lợi nhuận cho công ty, vì suy cho cùng, một sản phẩm không thể mãi mãi chỉ sống bằng tiền của nhà đầu tư, và bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong đến một lúc nào đó sản phẩm mà mình đầu tư sẽ mang lại profit ổn định.

Nắm bắt được xu hướng đó, mình cũng mong các bạn designer ở Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những kiến thức cần thiết, chuẩn bị sẵn cho bản thân các bạn những kỹ năng để khi cần, có thể nhanh chóng chuyển mình và đáp ứng được những gì mà công ty hay sản phẩm yêu cầu.

Một số nguồn tham khảo thêm